Thông tin chi tiết quy hoạch Lâm Đồng tầm nhìn đến năm 2050

130 Lượt xem

Cung cấp thông tin quy hoạch Lâm Đồng mới nhất về mọi mặt, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch của tỉnh.

Ngày 29/12/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1727/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thông tin quy hoạch tỉnh Lâm Đồng không chỉ ảnh hưởng đến định hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội sau này của tỉnh; mà còn mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản khi tìm mua đất tỉnh Lâm Đồng.

Thông tin tổng quan về tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có diện tích lớn thứ 7 trên cả nước. Tỉnh nằm trên 3 cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Bảo Lộc, Di Linh và Lâm Viên với độ cao từ 800 – 1000m so với mực nước biển. Lâm Đồng cũng là tỉnh duy nhất của Tây Nguyên có đường biên giới quốc tế.

Năm 2010, Lâm Đồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc. Ngoài ra còn có 10 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: huyện Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Đam Rông, Đạ Huoai và Đạ Tẻh. Các hướng tiếp giáp của tỉnh như sau:

  • Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận.
  • Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước.
  • Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận.
  • Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
Tỉnh Lâm Đồng sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch
Tỉnh Lâm Đồng sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch

Mục tiêu lập quy hoạch Lâm Đồng

  • Xây dựng và phát triển tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng kinh tế động lực trong vùng Tây Nguyên, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng hiện đại.
  • Phát triển hệ thống đô thị và nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh, phù hợp với xu thế hội nhập, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Là trung tâm nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao tầm quốc gia, quốc tế.
  • Tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch canh nông và du lịch văn hoá – di sản tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
  • Phát triển về giáo dục, nghiên cứu khoa học cấp quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng.
  • Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
  • Các không gian đô thị, làng đô thị xanh, khu du lịch và khu sản xuất nông nghiệp hài hòa với cảnh quan rừng đặc trưng. Đảm bảo bảo tồn đa dạng sinh học của vùng cao nguyên.
  • Đảm bảo về an ninh và quốc phòng.

Định hướng quy hoạch phát triển không gian vùng tỉnh Lâm Đồng

Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Lâm Đồng
Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh Lâm Đồng
  • Xây dựng hệ thống đô thị và nông thôn phải phù hợp với định hướng phát triển đô thị toàn quốc nói chung, vùng Tây Nguyên nói riêng.
  • Đề xuất khung phát triển vùng, phân bố các vùng kinh tế động lực như: Vùng du lịch, vùng đô thị hoá, vùng công nghiệp tập trung, dịch vụ trung chuyển hàng hoá, cùng sản xuất nông nghiệp làm chủ đạo, các đô thị chuyên ngành… gắn với bảo vệ tài nguyên rừng quốc gia. Đồng thời khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của tỉnh để đảm bảo mối liên kết đô thị - nông thôn.
  • Hình thành các khu vực trọng điểm về công nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp, du lịch, vùng bảo vệ cảnh quan tự nhiên, tài nguyên của vùng quốc gia đáp ứng với yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu.
  • Đề xuất tổ chức không gian hệ thống đô thị, các đô thị nâng cấp mở rộng, xây mới, phân cấp loại đô thị, tính chất, chức năng và quy mô các đô thị. Đồng thời xác định vai trò và các nguyên tắc phát triển TP Đà Lạt cùng các đô thị vệ tinh và các đô thị động lực tiểu vùng.
  • Xây dựng TP Đà Lạt trở thành một trong những đô thị trung tâm vùng quốc gia về những lĩnh vực: Trung tâm chính trị - văn hoá – kinh tế - dịch vụ và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng, có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng an ninh của tỉnh Lâm Đồng. Là trung tâm du lịch, thăm quan nghỉ dưỡng, hội thảo, du lịch sinh thái, du lịch canh nông của vùng và cả nước.
  • Phát triển du lịch TP ĐÀ Lạt, TP Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, các khu đô thị vệ tinh và khu du lịch chuyên đề quốc gia hồ Tuyền Lâm, khu du lịch tổng hợp quốc gia Đan Kia – Suối Vàng, hồ Đại Ninh với bảo vệ rừng, nguồn nước, môi trường cảnh quan.
  • Phân bố và xác định quy mô các khu vực bảo tồn, khu vực bảo vệ cảnh quan trong vùng.
  • Khu dân cư nông thôn: Xây dựng mô hình làng đô thị xanh, cải tạo chỉnh trang thị trấn, giữ gìn bản sắc văn hoá cũ gắn liền với phát triển nông nghiệp công nghệ cao… Cư trú nông thôn gắn liền với các vùng sản xuất tập trung áp dụng công nghề cao, vùng ngập lũ tại hạ lưu các sông La Ngà, sông Đa Nhim, sông Đa Dâng…  Kết nối với các đô thị đã có, hệ thống hạ tầng cùng tỉnh, khu vực công nghiệp, thương mại, du lịch tập trung.

Dự báo về hệ thống đô thị của tỉnh Lâm Đồng

Đề án sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn 2050
Đề án sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng tầm nhìn 2050

Sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, kinh tế xã hội sẽ kéo theo sự thay đổi về hệ thống đô thị của tỉnh Lâm Đồng. Dự án đến năm 2025, tầm nhìn 2035 về hệ thống đô thị như sau:

  • Đến năm 2025 : toàn tỉnh có 19 đô thị; trong đó 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 06 đô thị loại IV (Đức Trọng, Di Linh, Thạnh Mỹ, Đinh Văn, Lộc Thắng, Mađaguôi) và 11 đô thị loại V (Bằng Lăng, Lạc Dương, Đ’ran, Nam Ban, Cát Tiên, Lộc An, Đạ Rsal, Hòa Ninh, Đạ Mri, Đạ Tẻh, Phước Cát).
  • Năm 2035 : toàn tỉnh có 19 đô thị, trong đó 01 đô thị loại I (thành phố Đà Lạt), 01 đô thị loại II (thành phố Bảo Lộc), 02 đô thị loại III (đô thị Đức Trọng, Di Linh), 06 đô thị loại IV (Thạnh Mỹ, Nam Ban, Đinh Văn, Mađaguôi, Lộc Thắng, Đạ Tẻh), 9 đô thị loại V (Lạc Dương, Cát Tiên, Đ’ran, Lộc An, Bằng Lăng, Đạ Rsal, Hòa Ninh, Đạ Mri, Phước Cát). Phát triển 02 thị tứ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V (Lộc Phú - huyện Bảo Lâm và Tân Hà - huyện Lâm Hà).

Quy hoạch Lâm Đồng về hạ tầng giao thông

Quy hoạch về giao thông đường bộ tỉnh Lâm Đồng

  • Đường cao tốc : Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt có chiều dài 209 km. Đoạn qua địa phận Lâm Đồng dài 139,2km với làn xe, các nút giao với đường tỉnh 721 (tại Đạ Huoai); Đambri (Bảo Lộc); quốc lộ 55 (Bảo Lộc); quốc lộ 28 (Di Linh); Tân Hội (Đức Trọng); quốc lộ 27 (Đức Trọng).
  • Quốc lộ : Đầu tư, nâng cấp để hoàn thiện các tuyến quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 28, quốc lộ 55.
  • Các tuyến tỉnh lộ : Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh 721, đường tỉnh 722, đường tỉnh 724, đường tỉnh 726, đường tỉnh 727, đường tỉnh 728 và đường tỉnh 729.

Nâng cấp toàn tuyến đường tỉnh 725 kết hợp với mở mới một vài đoạn tuyến thành đường Quốc Lộ. Trường Sơn Đông kết nối từ đường tỉnh 721 (tại Đạ Tẻh), quốc lộ 55, quốc lộ 28, quốc lộ 27, mở mới đoạn qua Lâm Hà từ quốc lộ 27 đến thị trấn Nam Ban, đi trùng với đường tránh phía Tây thành phố Đà Lạt, kết nối với đường Trường Sơn Đông. Quy mô tuyến từ cấp IV đến cấp III miền núi.

Đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông đô thị TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đồng bộ với các công trình kỹ thuật khác để có kết cấu hạ tầng đô thị hợp lý hoàn chỉnh. Quỹ đất cho hạ tầng giao thông đường bộ chiếm 20 – 25% so với quỹ đất xây dựng của các đô thị.

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Lâm Đồng

Giao thông đường sắt tỉnh Lâm Đồng

  • Đường sắt quốc gia : Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, chiều dài 84 km.
  • Đường sắt đô thị : TP Đà Lạt đã quy hoạch 6 tuyến đường sắt đô thị bằng Monorail với tổng chiều dài 89,63km phục vụ cho nhu cầu du lịch.

Mạng lưới vận tải tỉnh Lâm Đồng

  • Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt thành một nhánh của mạng lưới đường bộ các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
  • Quốc lộ 27 sẽ là một nhánh trong tuyến du lịch từ Thái Lan qua Lào, Việt Nam tại cửa khẩu Bờ Y tỉnh Kon Tum. Từ Kon Tum đi Đắk Lắk (qua quốc lộ 14), đi Đà Lạt (qua quốc lộ 27) và đến Nha Trang.
  • Phát triển tuyến du lịch quốc tế từ Mondulkiri (Campuchia) – Gia Nghĩa (Đắk Nông) theo quốc lộ 28 đến Di Linh (Lâm Đồng) và Phan Thiết (Bình Thuận).

Về quy hoạch đường hàng không

  • Nâng cấp cảng hàng không Liên Khương đạt tiêu chuẩn 4E là cảng hàng không nội địa có các hoạt động bay quốc tế.
  • Sân bay quân sự kết hợp dân dụng Cam Ly (Đà Lạt).

Quy hoạch Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn 2050 phù hợp với xu hướng thời đại và sự cấp thiết cần thay đổi về mọi mặt của tỉnh. Thông qua những điều chỉnh đó sẽ góp phần giúp tỉnh Lâm Đồng phát triển hơn nữa về kinh tế, văn hoá, xã hội; đồng thời trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước.

Bài viết khác

Khách hàng có thể tham khảo thông tin Bán đất Lâm Hà
Hoặc xem thêm các sản phẩm chuyển nhượng giá tốt nhất thị trường Lâm Đồng.
Chat ngay
Gọi
Hotline - Zalo
Đăng ký nhận
báo giá tháng 05/2024